Trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đức Quốc xã đã có sự hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp chặt chẽ với đồng minh của mình là Phát xít Nhật. Trong sự hợp tác đó có cả việc trao đổi vũ khí cho nhau. Vì vậy người ta đã ghi nhận một cách rộng rãi sự xuất hiện của vũ khí của người Đức trong tay người Nhật ở mặt trận Thái Bình Dương.

Năm 1941, Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương (trong đó có Việt Nam) để biến nó thành căn cứ quân sự lớn thứ nhì của nó chỉ sau chính đất nước Nhật. Năm 1945, sau sự thất bại của Phát xít Nhật, người Việt Nam đã tiến hành khởi nghĩa, giành chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Số lượng quân đội Nhật lúc bấy giờ ở Đông Dương lên tới khoảng 150k người, và sau khi quân Nhật đầu hàng Việt Minh (9/1945), số lượng vũ khí của quân đội Nhật bỏ lại là một khối tài sản khổng lồ và nhanh chóng được phục vụ trong 2 cuộc chiến tranh ở Đông Dương suốt 30 năm tiếp theo. Trong số những vũ khí đó là những khẩu súng được sản xuất tại Đức.

Đồng thời, Mặt trận phía Đông được coi là phần tàn khốc nhất trong Thế chiến 2. Hàng chục triệu người ở cả phía Liên Xô và Đức thiệt mạng hoặc bị thương. Trong và sau chiến tranh, người Liên Xô đã bắt giữ được lượng lớn vũ khí của người Đức và sau đó viện trợ cho đồng minh của mình là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đây là một số vũ khí được sản xuất bởi Đức quốc xã được sử dụng tại Việt Nam:

+ Súng trường Kar98k:

Cái tên này đã quá quen thuộc với bất kỳ ai đã từng tìm hiểu về Thế chiến 2. Sau khi đánh bại Đức ở mặt trận phía Đông, Hồng quân Liên Xô đã viện trợ một lượng lớn Kar98k cho lực lượng Việt Minh để đánh với quân đội Pháp, và kể cả sau năm 1954, Kar98k vẫn còn xuất hiện với số lượng đáng kể và thường được người Mĩ đem về làm chiến lợi phẩm hoặc để lưu niệm. Sau khi lượng đạn cạn hết, kể từ thập niên 1970, người ta không còn thấy nó nữa.

Dân quân miền Bắc bắn máy bay Mĩ với Kar98k, có thể thấy 1 khẩu PPSh-41 trong tay người chiến sĩ đang đứng bên phải

+ Tiểu liên MP40:

Lính Pháp trong chiến tranh Đông Dương có sử dụng rất nhiều MP40 thu giữ từ lính Đức từ WW2. Lính Việt Minh cũng được viện trợ một lượng đáng kể súng này từ những đồng minh của mình. Du kích của Mặt trận GPMN cũng được ghi nhận là có sử dụng rất nhiều món vũ khí này.

+ MG34 và MG42:

Lực lượng phòng không Bắc Việt Nam được trang bị rộng rãi những khẩu súng máy này cho tới tận cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979 và suốt thập niên 80. Cho tới cuối thập niên 80, những khẩu súng này đã quá cũ nên không còn được sử dụng.


Lính phòng không miền Bắc với MG34
+ Stg44:

Người ta ghi nhận sự xuất hiện với số lượng đáng kể của khẩu súng này ở miền Nam Việt Nam trong thập niên 1960. Sau trận tiến công Tết Mậu Thân (1968), người ta không còn thấy nó nữa, tuy nhiên lại xuất hiện trở lại đáng kể trong chiến tranh biên giới phía Bắc (1979).

Một lính Mĩ đang test 1 khẩu Stg44 thu được từ QGP

+ FG42:

Bất ngờ thay, chỉ có duy nhất một khẩu được ghi nhận xuất hiện ở Hà Nội (năm 1947) trong kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mĩ, FG42 xuất hiện trở lại một cách cực hạn chế trong quân đội Mĩ. Dù gì thì trong CTTG2 thì nó vẫn là khẩu tiểu liên hiếm thấy nhất.

+ Flak 88:

Được trang bị cho lực lượng phòng không Bắc Việt Nam. Tất cả đạn đều được sản xuất ở Đức trước và trong năm 1945. Sau khi dùng hết đạn thì chúng cũng bị biến thành sắt vụn.

+ Pak 40:

Được sử dụng bởi pháo bình miền Bắc với số lượng đáng kể và cả du kích của Mặt trận Giải phóng miền nam Việt Nam trong một số trận đánh với các tàu tuần tra của Mĩ. Có một khẩu đang được trưng bày tại Bảo tàng Pháo binh ở Hà Nội.

Bộ đội duyệt binh với Pak-40

Đó là một số vũ khí của Đức quốc xã đã từng xuất hiện tại Việt Nam. Bạn biết nhiều nhất là món vũ khí nào?