Nhiều người thường cho rằng trận đánh khốc liệt và sự đầu hàng của các vị tướng Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Đông Dương (1945-1954). Tuy nhiên, có một trận đánh với quy mô lớn cũng diễn ra nằm trong khuôn khổ cuộc chiến, diễn ra hơn một tháng sau đó. Đó là trận đèo An Khê (hay đèo Mang Yang), và thực chất đây mới là trận đánh cuối cùng của Chiến tranh Đông Dương.

Đèo An Khê là một con đèo trên Quốc lộ 19 ở vùng giáp ranh huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Con đèo này trước năm 1954 cũng đã chứng kiến sự thất bại của người Pháp trước lực lượng Việt Minh trong chiến dịch An Khê năm 1953. Đóng quân ở đây là Trung đoàn 100 của quân đội Pháp (Groupement Mobile No. 100).

Đèo An Khê (Mang Yang) thời đó

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, Tổng tham mưu quân đội Pháp thi hành một chiến dịch bí mật mang tên Eglantine. Chiến dịch này nằm để di tản Trung đoàn 100 (GM. 100) để tránh việc đơn vị này lại bị vây hãm như ở Điện Biên Phủ. Vào ngày 24/6/1954, GM. 100 được lệnh rời bỏ vị trí phòng thủ tại An Khê và xuống căn cứ ở Pleiku cách đó khoảng 80km trên Đường 19. Khi đi được khoảng 15km thì họ lọt vào ổ phục kích bởi Trung đoàn 803 của Việt Minh.

Bị thiệt hại nặng, tuy nhiên nhiều người trong GM. 100 vẫn sống sót và cố gắng đi thêm khoảng 30km nữa trước khi lại bị phục kích bởi Trung đoàn 108 vào ngày 28/6/1954. Tổng cộng kể từ ngày 24/6, GM. 100 đã mất hơn 500 lính, trong khi Việt Minh có khoảng 100 người tử trận. Quá nửa phương tiện và vũ khí của người Pháp bị phá hủy hoặc tịch thu.

Cột mốc tưởng niệm trận đánh tại vị trí nơi nó diễn ra

Trận phục kích được công nhận rộng rãi là trận đánh quan trọng cuối cùng của Chiến tranh Đông Dương. Ba tuần sau, ngày 20/7/1954, lệnh ngừng bắn có hiệu lực khi Hiệp định Geneva được ký kết, và ngày 1/8, một Hiệp định đình chiến có hiệu lực, báo hiệu sự kết thúc của thuộc địa Đông Dương của Pháp bắt đầu và sự chia cắt Việt Nam. Những người lính Pháp cuối cùng rời miền Nam Việt Nam vào tháng 4/1956, theo yêu cầu của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.

Vị trí diễn ra trận đánh ngày nay