Trên vùng bờ biển phía Tây Bắc của Scotland, hòn đảo Gruinard là một hòn đảo nhỏ hình bầu dục nằm bên trong một cái vịnh cùng tên và cách đất liền khoảng 1km. Vào thế kỉ thứ 16, gia tộc Karan, một gia tộc nổi tiếng ở Scotland đã xây dựng một trang trại cừu ở đảo Gruinard. Vì thảm thực vật tươi tốt ở nơi đây, nên đàn cừu đã phát triển mạnh và hòn đảo dường như là một điểm đến rất hứa hẹn cho nhiều người.
Đảo Gruinard |
Tuy nhiên, kể
từ thế kỉ 20, hòn đảo này rất nguy hiểm đối với tất cả các loài động vật có vú nói
chung và con người
nói riêng, và hòn đảo
này bị bỏ hoang kể từ đó. Vì sao một hòn đảo có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp
như vậy lại trở thành nơi bị cấm định cư? Chúng ta hãy
quay về năm 1942.
Năm 1942, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc thử nghiệm chiến tranh sinh học đã được thực hiện trên Gruinard bởi các nhà khoa học quân sự người Anh từ Sở Sinh học Porton Down. Chính phủ Anh bấy giờ đang điều tra tính khả thi của một cuộc tấn công bằng vũ khí sinh học, bằng cách sử dụng vi khuẩn bệnh than. Người ta nhận ra rằng các cuộc thử nghiệm sẽ gây ô nhiễm lâu dài cho khu vực gần đó bởi các bào tử bệnh than, vì vậy cần phải có một hòn đảo xa xôi và không có người ở. Gruinard đã được Chính phủ Anh khảo sát, và nó đã được lựa chọn và trưng dụng.
Đảo Gruinard trong Thế chiến 2 |
Vào thời
điểm các nhà khoa học quyết định thử nghiệm bệnh than trên đảo Gruinard, nơi đây chính
thức là một vùng đất chết. Được biết, gần như tất cả các chuyên gia sinh học hàng đầu của đất nước đều được cử đến hòn đảo.
Chủng bệnh than được chọn là loại có độc lực cao được gọi là "Vollum 14578", được đặt theo tên của Vollum, giáo sư vi khuẩn học tại Đại học Oxford, người đã cung cấp nó. Tám mươi con cừu được đưa đến hòn đảo và những quả bom chứa đầy bào tử bệnh than đã được phát nổ gần nơi các nhóm cừu được chọn bị trói. Những con cừu bị nhiễm bệnh than và bắt đầu chết trong vòng vài ngày sau khi tiếp xúc.
Các con cừu bị trói lại phục vụ cho thí nghiệm |
Không chỉ gây hậu quả khủng khiếp lâu dài cho hòn đảo Gruinard, sau tất cả những cuộc thử nghiệm của loại vũ khí mầm bệnh chết chóc, những xác cừu chết vì bệnh than được chôn một cách bừa bãi, cẩu thả ngay tại đảo. Sau một trận bão lớn, hàng loạt xác cừu trôi nổi trên biển và dạt vào bờ khiến cho các loài động vật trên đất liền bị nhiễm và chết vì vi khuẩn than.
Các nhà khoa học chèo thuyền tới đảo để kiểm tra định kỳ |
Mãi
đến năm 1981, công chúng mới biết về sự thật khủng khiếp mà đảo Gruinard ẩn chứa sau 39 năm chìm trong bóng tối, sau khi một nhóm tự xưng là Dark Harvest gửi các mẫu đất nhiễm vi khuẩn than cho báo chí.
Năm 1986, dưới áp lực của công chúng, chính phủ Anh cố gắng tiến hành khử trùng đất đai trên đảo bằng cách sử dụng 280 tấn formaldehyde pha loãng với nước biển và phun trên toàn bộ bề mặt của hòn đảo. Tuy nhiên một thời gian sau, họ thất vọng khi nhìn thấy chỉ có một số lượng rất ít khuẩn bệnh than bị tiêu diệt, phần còn lại của đảo vẫn bị ô nhiễm nặng.
Hoạt động khử trùng hòn đảo năm 1986 |
Năm 1990, một nỗ lực để khử trùng hòn đảo lại được triển khai và sau đó nó đã được báo cáo thành công. Hòn đảo nhanh chóng được công bố là đã hết ô nhiễm và được bán với giá rẻ mạt, nhưng quá khứ đen tối của nó đã khiến cho tất cả mọi người đều lo lắng và hòn đảo vẫn bị bỏ hoang. Cho tới ngày nay, nó vẫn là một trong những địa điểm đáng sợ nhất thế giới, không phải vì vẻ bề ngoài, mà là sự nguy hiểm vô hình của nó.