Thực dân Pháp căn bản đã hoàn thành công cuộc xâm lược Đông Dương vào cuối thế kỉ 19, và đầu thế kỉ 20 thì hoàn thành việc củng cố quyền lực cai trị tại đây. Năm 1916, sau khi kế hoạch khởi nghĩa của vua Duy Tân thất bại, đánh dấu sự sụp đổ của phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn, thì triều đình mới hoàn toàn chấp nhận chế độ bảo hộ của Pháp tại Trung Kỳ. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên bị thất bại năm 1917, nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt năm 1925 còn Phan Chu Trinh qua đời năm 1926,… tất cả những sự kiện trên đã dần dập tắt hi vọng giành được độc lập của người Việt Nam.

Các tổ chức được thành lập trong thời kì này chủ yếu có chủ trương đấu tranh ôn hòa như Đảng Phục Việt và Đảng Thanh niên lần lượt được thành lập năm 1925 và 1926. Tuy nhiên trong thời điểm đó, xuất hiện một tổ chức hiếm hoi có xu thế đấu tranh bạo lực để hoàn thành việc lật đổ chính quyền Pháp ở Đông Dương, đó là Việt Nam Quốc dân Đảng.

Cờ của Việt Nam Quốc dân đảng

Được thành lập năm 1927 và được lãnh đạo bởi Nguyễn Thái Học, Việt Nam Quốc dân Đảng có đường lối làm cách mạng dân chủ tư sản theo con đường của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc). Trong giai đoạn đầu hoạt động, Việt Nam Quốc dân Đảng đã có bước đầu thuận lợi trong việc gây dựng sự ảnh hưởng của mình trong khu vực. Tuy nhiên, một biến cố lớn diễn ra vào năm 1929 đã khiến cho tổ chức này lộ ra những điểm yếu kém của nó. Đó chính là vụ ám sát Bazin vào tháng 2/1929.Được thành lập năm 1927 và được lãnh đạo bởi Nguyễn Thái Học, Việt Nam Quốc dân Đảng có đường lối làm cách mạng dân chủ tư sản theo con đường của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc). Trong giai đoạn đầu hoạt động, Việt Nam Quốc dân Đảng đã có bước đầu thuận lợi trong việc gây dựng sự ảnh hưởng của mình trong khu vực. Tuy nhiên, một biến cố lớn diễn ra vào năm 1929 đã khiến cho tổ chức này lộ ra những điểm yếu kém của nó. Đó chính là vụ ám sát Bazin vào tháng 2/1929.

Nguyễn Thái Học

Ngày nay mỗi khi nói đến tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng ta thường đề cập đến hai vấn đề. Vụ ám sát Bazin là một trong số đó và các còn lại là cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hai vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau vì vụ ám sát Bazin đã có tác động tới tổ chức khiến cho những người lãnh đạo đảng Việt Quốc phải tiến hành khởi nghĩa sớm hơn dự kiến.

Trụ sở cũ của đảng Việt Quốc

Vào lúc 20 giờ tối ngày 9 tháng 2 năm 1929 đã xảy ra một vụ giết người táo bạo xảy ra giữa lòng thành phố Hà Nội. Người bị giết là Bazin, một người tuyển dụng lao động (mộ phu) có thế lực nhất ở Bắc Kỳ. Ông ta được cho là thường dùng mánh khóe lừa lọc, và nếu người làm việc muốn rút ra, hủy bỏ giao kèo thì bị hăm dọa, đánh đập, có khi bị bắt cóc nên bị nhiều người thù hận.

Vào thời điểm trên Bazin vừa ở nhà nhân tình của ông ở địa chỉ 110 phố Huế, cô bước ra rồi băng qua đường để bước lên chiếc xe hơi của ông đậu ở bên kia. Lúc ấy, người tài xế đang cho máy nổ để bắt đầu cho xe chạy thì bỗng có hai thanh niên Việt Nam mặc đồ tây, không đội mũ tiến đến gần Bazin. Một trong hai người đưa cho Bazin một bức thư. Trong khi ông này bận mở thư xem thì người kia rút súng bắn vào người Bazin ba phát. Những người còn lại trong xe nằm ép mình xuống ghế và chờ hai sát thủ bỏ đi mới hô hoán. Bazin lúc này đã gục xuống và tử vong ngày hôm sau.

Phố Huế

Khi nhà chức trách kiểm tra bức thư thì nhận ra đó là bản cáo trạng ghép ông vào tội tử hình. Bản án ấy được viết bằng một nét chữ rất khó nhận ra vì vậy họ không thể biết được ai viết bức thư đó.

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra: người ta nghi rằng đây là một vụ thanh toán đẫm máu vì cạnh tranh nghề nghiệp, có người cho đó là hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. Ý kiến này được công nhận rộng rãi bởi lẽ vào lúc này đảng Việt Quốc cũng có những hành động như rải truyền đơn chống bắt bớ người lao động, kêu gọi công nhân nổi dậy chống chính quyền Pháp… Cuối cùng Sở mật thám đi đến kết luận: vụ ám sát Bazin là một vụ giết người có động cơ chính trị do một “hội kín” chủ trương, và hội kín ấy sau đó được xác định chính là Việt Nam Quốc dân Đảng. Vụ ám sát hoàn toàn không được sự chấp thuận của Nguyễn Thái Học, mà là do Nguyễn Văn Viên, một thành viên tổ chức, tự lập kế hoạch. 

Các thành viên chủ chốt của Việt Quốc

Bazin chết, việc tuyển lao động đi vào con đường bế tắc. Sở mật thám được lệnh hoạt động gắt gao, chính quyền Đông Dương phản ứng rất nhanh. Tang lễ của Bazin được tổ chức long trọng với sự tham dự của Pasquier, Toàn quyền Đông Dương và các quan chức cấp cao khác. Song song với việc đó, chính quyền Pháp đưa nhiều cảnh sát, thám tử đi lùng bắt những người bị tình nghi liên quan tới vụ ám sát, nhiều nhất là ở Hải Phòng, Kiến An. Những đảng viên quan trọng của Việt Quốc tức tốc bị bắt giữ hoặc truy nã. Riêng Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và một số người khác thoát khỏi.

Nguyễn Thị Giang (Cô Giang), một thành viên Việt Quốc, vợ của Nguyễn Thái Học

Thực ra trước đó không phải chính quyền Pháp không biết đến các hoạt động của đảng, nhưng Pháp chưa vội ra tay đàn áp vì muốn tổ chức này lan rộng rồi sau đó tận diệt luôn một lần, và vụ ám sát Bazin là cơ hội để chính quyền Đông Dương thực hiện công việc đó. Việt Nam Quốc dân đảng bị tổn thất nặng.

Ngày 17-9-1929, một hội nghị bí mật của đảng được tổ chức ở Lạc Đạo (nơi giáp ranh hai tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên). Cuộc họp quyết định nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc chuẩn bị khởi nghĩa.

Đa số thành viên đồng ý với ý kiến dồn mọi hoạt động để bước sang giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học, ngược lại một số đảng viên khác tán đồng ý kiến của Lê Hữu Cảnh, họ cho rằng lực lượng của họ còn kém nếu hành động mạnh thì dễ thất bại, sẽ bị chính quyền Pháp khủng bố, đàn áp và tổ chức có thể bị tiêu diệt. Sau cùng thì phe của Nguyễn Thái Học thắng.


Ga Yên Bái

Tối ngày 9 tháng 2 năm 1930, ngay khi có kèn hiệu tắt đèn ở trại lính Yên Bái, lực lượng nổi dậy đã đột nhập và kết hợp với lực lượng binh lính ủng hộ khởi nghĩa ở bên trong. Quân khởi nghĩa chia làm nhiều mũi đánh vào khu nhà ở của các sĩ quan, các đồn, với mục tiêu là giết chỉ huy người Pháp và chiếm trại lính. Đúng 1 giờ sáng ngày 10 tháng 2 thì lực lượng khởi nghĩa đồng loạt hành động. Các viên chỉ huy Pháp bị giết, một số khác bị thương nặng. Sau khi tiêu diệt các sĩ quan Pháp, lực lượng nổi dậy chiếm kho vũ khí, chiếm nhà ga và cơ quan trong tỉnh.

Đến 7 giờ sáng ngày 10 tháng 2, quân đội do người Pháp chỉ huy tấn công trở lại và cuộc khởi nghĩa tại Yên Bái bị dập tắt.

Ở Phú Thọ, Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy quân đánh vào thị xã Hưng Hóa nhưng thất bại. Sáng ngày 10 tháng 2, quân Pháp từ Phú Thọ kéo lên phản công, quân khởi nghĩa bị đánh tan, Nguyễn Khắc Nhu bị bắt, sau đó ông tự sát. Ở Lâm Thao, cánh quân của Bùi Xuân Mai đã nhanh chóng làm chủ, nhưng bị người Pháp phản công vào ngày hôm sau nên cũng thất bại. Tại Sơn Tây, chỉ huy cánh quân là Phó Đức Chính cũng bị bắt.


Phó Đức Chính

Tại Hà NộiĐoàn Trần Nghiệp tổ chức đội cảm tử, tiến hành ném bom ở năm địa điểm ở Hà Nội, bao gồm cả nhà tù Hỏa Lò. Đoàn Trần Nghiệp sau đó bị bắt và xử tử hình. Các cánh quân khác cũng lần lượt thất bại.


Vụ xử tử những người ném bom nhà tù Hỏa Lò

Ngày 27 tháng 2 năm 1930, 15 người của quân khởi nghĩa đã bị đem ra tòa xử và 4 trong số đó bị tử hình, trong đó có Nguyễn Thái Học. Trước khi bị đưa lên máy chém, Nguyễn Thái Học đã hô to “Việt Nam vạn tuế!”.

Vụ xử tử Nguyễn Thái Học và những người khác

Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái đã chấm dứt các hoạt động cách mạng theo khuynh hướng tư sản tại Việt Nam. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa toàn quốc và mạnh nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh, cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng tổ chức của đảng vẫn được bảo toàn và sau nhiều lần thất bại và rút kinh nghiệm, họ đã tiến hành khởi nghĩa thành công vào năm 1945, giải phóng đất nước khỏi chế độ thực dân Pháp, và đánh bại chính quyền phát xít Nhật ở Đông Dương.